Trên thị trường gia dụng hiện nay, bếp từbếp điện từ đang trở thành loại thiết bị nhà bếp thông minh, thay thế các loại bếp truyền thống. Vậy trong hai dòng bếp trên, dòng bếp nào sẽ phù hợp với gia đình bạn hơn? Cùng so sánh 2 dòng bếp này xem loại nào tốt hơn trong bài viết sau đây nhé!

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bếp từ được cấu tạo từ các bộ phận tương tự với bếp điện từ, nhưng cấu tạo vùng nấu sẽ khác biệt. Các vùng nấu của bếp từ sử dụng mâm nhiệt, khi dòng điện cảm ứng chạy qua sẽ sinh ra từ trường ở mâm nhiệt, nếu bạn đặt nồi hoặc chảo có chứa từ tính lên mặt vùng nấu thì nồi sẽ hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ bếp ngay lập tức. Nếu chất liệu nồi không tương thích thì sẽ không hấp thu được nhiệt và nồi cũng không thể nóng lên.

Bên cạnh đó, bếp điện từ được cấu tạo có cả vùng nấu từ, vùng nấu điện hoặc hồng ngoại. Vùng nấu từ sẽ có cơ chế hoạt động tương tự như bếp từ, còn vùng nấu điện hoặc hồng ngoại sẽ đơn giản hơn. Khi tất cả các vật dụng được đặt lên vùng nấu đều được nhận diện và truyền nhiệt năng. Khi hoạt động, vùng nấu điện hay hồng ngoại sẽ sáng hơn vùng nấu từ và phát ra những tia sáng đỏ của mâm dây đậm.

So với các dòng bếp từ, giá bếp điện từ sẽ đắt hơn khoảng 10-15%, bởi vì bếp điện từ có khả năng nấu với tất cả các chất liệu nồi, chảo bên vùng nấu điện hoặc hồng ngoại. Trong khi đó, bếp từ thì lại rất kén nồi, chỉ sử dụng được những sản phẩm có đáy nhiễm từ.

Bếp điện từ và bếp từ loại nào tốt hơn?

Thật khó để đưa ra nhận định cụ thể giữa bếp từbếp điện từ loại nào tốt hơn. Mỗi một loại bếp sẽ sở hữu những ưu điểm và hạn chế riêng biệt. Để có được cái nhìn tổng quan nhất về 2 loại bếp này, hãy xem những so sánh nho nhỏ về bếp từbếp điện từ sau đây để dễ dàng đưa ra lựa chọn.

Ưu/Nhược điểm của bếp điện từ

Ưu điểm

- Bếp điện từ là sự kết hợp giữa bếp từ và bếp hồng ngoại. Chính vì vậy, vùng nấu hồng ngoại sẽ cho phép người sử dụng thoải mái dùng các bộ nồi yêu thích hay tận dụng bộ nồi cũ làm từ chất liệu khác nhau như: đất gang, nhôm, sứ, thủy tinh, gốm,...

- Vùng nấu hồng ngoại của bếp giữ nhiệt nóng khá lâu nên người dùng cũng có thể tận dụng lượng nhiệt dư thừa này để hâm nóng thức ăn sau khi tắt bếp mà không tốn điện.

Nhược điểm

- Bếp điện từ sở hữu cả vùng nấu điện hoặc vùng nấu hồng ngoại có bộ phận mâm từ khác so với bếp từ. Đó là những sợi dây carbon siêu bền hay đèn halogen. Khi có dòng điện chạy qua bộ phận này, năng lượng điện đi sẽ được chuyển hóa thành năng lượng nhiệt. Sợi dây carbon sẽ sản sinh ra nhiệt nhưng có một phần khác sẽ chuyển thành quang năng và phát ra ánh sáng màu đỏ. Đây có thể xem là phần năng lượng bị thất thoát. Với cơ chế truyền nhiệt như vậy, nhiệt lượng phát ra từ bếp sẽ làm nóng mặt kính thì nhiệt mới có thể truyền đến đáy nồi. Chính vì vậy, việc nấu ăn bằng bếp điện từ sẽ tốn nhiều điện hơn và mất nhiều thời gian hơn so với bếp từ.

- Sau khi nấu ăn xong, vùng nấu bếp vẫn giữ độ nóng nóng khá lâu nên trong và sau quá trình đun nấu xong, bạn cần phải cẩn thận, không nên chạm vào bề mặt kính vùng nấu để làm bị bỏng.

Ưu - Nhược điểm của bếp từ

Ưu điểm

- Bếp từ được trang bị mâm nhiệt cao cấp nên có khả năng làm nóng đáy nồi chỉ trong vòng 3 - 5 giây. Nhiệt sẽ được truyền theo hướng thẳng đứng nên chỉ có nồi đúng chất liệu đặt lên thì mới có thể hấp thụ được đến 90% điện năng, chỉ thất thoát ra môi trường bên ngoài 10%. Bởi vậy, bếp từ giúp người nội trợ tiết kiệm thời gian nấu ăn.

- Bếp từ chỉ làm nóng vùng nấu mà không ảnh hưởng đến các vị trí xung quanh nên bạn có thể chạm tay vào mà vẫn đảm bảo an toàn khi nấu ăn.

- Trong các dòng bếp trên thị trường hiện nay, bếp từ được xem là loại bếp có tuổi thọ tốt nhất.

Nhược điểm

- Bếp từ có nhược điểm là kén xoong nồi, chỉ tương thích với các loại nồi có đáy nhiễm từ.

Như vậy, với những so sánh đơn giản về bếp từbếp điện từ trên đây, bạn đã có thể đưa ra quyết định cho căn bếp nhà mình chưa? Hy vọng rằng, với những chia sẻ này của Lorca Việt Nam sẽ giúp bạn có sự lựa chọn mua sắm hoàn hảo nhất cho việc nấu ăn và chăm sóc gia đình.